Văn hóa công sở và những vấn đề xoay quanh văn hóa công sở

Mỗi ngày khi bước chân đến cơ quan làm việc, mỗi người đã tự bước vào môi trường công sở và chứng kiến rất nhiều câu chuyện xoay quanh công sở. Chắc chắn ai cũng đã từng một lần nghe đến cụm từ văn hóa công sở. Vậy văn hóa công sở được định nghĩa như thế nào, bài viết sau đây sẽ khái quát về văn hóa công sở và những vấn đề xoay quanh văn hóa công sở

Văn hóa công sở – linh hồn của tổ chức

Đến thời điểm này vẫn chưa có 1 khái niệm nào được thừa nhận là định nghĩa chính thức cho văn hóa công sở. Mỗi người đều có thể hiểu văn hóa công sở theo những cách khác nhau, theo những góc nhìn khác nhau. Tựu chung lại, mỗi cá nhân đều tự đặt ra cho mình một định nghĩa về văn hóa công sở dựa trên các tiêu chí về phương thức tổ chức và quản lý, môi trường cảnh quan cũng như phương tiện làm việc, phong cách ứng xử và giao tiếp giữa các thành viên, cơ chế quản lý của người đứng đầu cũng như đạo đức nghề nghiệp

Văn hóa công sở là giá trị cộng hưởng giữa phương thức ứng xử trong công sở và nhu cầu của tổ chức. Có thể khẳng định rằng văn hóa công sở là sản phẩm của những người cùng làm trong một tổ chức và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được tất cả các thành viên chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo giá trị đó. Văn hóa công sở còn góp phần tạo nên sự khác biệt cho mỗi tổ chức và được coi là truyền thống riêng của mỗi tổ chức

Vai trò của văn hóa công sở

Văn hóa công sở trong quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới

Là người đứng đầu, lãnh đạo trước hết phải là người có thể truyền đạt được những nhận thức về giá trị trong hoạt động công sở bằng sự chuẩn mực trong lời nói, hành động. Lấy sự gương mẫu, quan hệ ứng xử của mình để truyền đạt các quyết định, ý kiến xuống cấp dưới. Các quyết định của người lãnh đạo phải đúng đắn, thu hút và có khả năng tập hợp được nguồn lực tổ chức. Người lãnh đạo phải là người biết nhìn nhận và trọng dụng người tài để phát huy những tiềm năng sáng tạo, những giá trị cá nhân đích thực để phát huy tối đa sở trường của các thành viên cho công việc

Người làm công tác quản lý cần phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cấp dưới, không độc đoán, chuyên quyền, bảo thủ trong các quyết định hoặc trù dập những ý kiến trái ngược. Khi đánh giá cấp dưới, cần giữ thái độ khách quan cùng sự nhìn nhận công bằng dựa trên tinh thần, thái độ làm việc, ứng xử với môi trường xung quanh và năng lực mỗi cá nhân trong công việc. Người quản lý cần làm tốt trong việc sử dụng người tài, không thiên vị, đặt tình cảm cá nhân vào công việc cũng như sử dụng người một cách tùy tiện

Văn hóa công sở trong quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên

Điều quan trọng nhất trong văn hóa công sở của người cấp dưới chính là nổ lực làm tốt tất cả các công việc của mình, không ngừng nỗ lực để phát triển khả năng của bản thân. Có ý chí vươn lên và phát triển các kỹ năng của mình để đem lại hiệu suất công việc ở mức cao nhất, phục vụ cho mục tiêu chung của tập thể. Đây có thể xem là quyền lợi và nghĩa vụ cao cả của cấp dưới cần thể hiện với cấp trên của mình

       Luôn chấp hành, tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên một cách nghiêm túc. Hãy là người nhiệt tình, tích cực trong mọi hoạt động của tập thể. Trung thực, thẳng thắn là những phẩm chất cần có của một người cấp dưới, biết đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm để giúp lãnh đạo có được cái nhìn chính xác hơn trong các vấn đề nhằm giảm thiểu các sai sót trong các quyết định, công việc. Xu nịnh, cơ hội,  “làm láo, báo cáo hay” chính là những điều tối kỵ và cực kỳ tệ hại của một người cấp dưới, là những phẩm chất không thể chấp nhận được trong môi trường công sở

Được lựa chọn công việc ở những vị trí thích hợp với khả năng bản thân là một giá trị văn hóa tốt đẹp trong công sở nhằm khuyến khích và phát huy hết mức năng lực của mỗi thành viên. Tuy nhiên, ở mỗi hình thái tổ chức, người cấp dưới cần có tuân thủ sự sắp đặt của tổ chức và người lãnh đạo cho phù hợp với giá trị văn hóa của tổ chức mà bản thân đang là thành viên

Văn hóa công sở trong quan hệ với đồng nghiệp

Thực trạng diễn ra phải thừa nhận rằng ở một số nơi, quan hệ được gắn liền với nhu cầu đã tồn tại rất lâu. Điều này cần nên được loại bỏ càng sớm càng tốt và triệt để bởi nó không tôn trọng quyền tự do và đời sống riêng tư của mỗi người. Các doanh nghiệp muốn hướng đến sự chuyên nghiệp, hiện đại nên phân chia từng cấp độ theo năng lực làm việc, năng lực mỗi cá nhân và có chính sách, chế độ để khích lệ tối đa những người giỏi và tạo động lực cố gắng vươn lên cho những người chưa làm tốt hoặc chưa phát huy được năng lực, có như vậy tập thể mới có thể phát triển và đi lên được

Bên cạnh các giá trị cá nhân, những giá trị hỗ trợ đồng nghiệp, tinh thần tập thể cũng cần được chú trọng phát huy

Văn hóa công sở trong tiến trình phát triển của công sở

Văn hóa luôn gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa cho sự tiến bộ của xã hội. Đối với công sở, xây dựng được văn hóa tiến bộ, hiện đại sẽ góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỹ cương và dân chủ. Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp cũng sẽ tạo được niềm tin đối với mỗi thành viên và sự ghi nhận, đánh giá tốt từ cộng đồng

Mỗi kiểu văn hóa được kế thừa và tiếp thu có chọn lọc qua từng giai đoạn phát triển sẽ có vai trò khác nhau trong tiến trình phát triển của công sở cho nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, những giá trị và hướng phát triển khác nhau, tạo nên những nét đặc sắc và truyển thống riêng cho tổ chức

Con người là tác nhân quan trọng nhất đến việc hình thành văn hóa công sở thì ngược lại văn hóa công sở với những giá trị bền vững của nó cũng sẽ tác động trở lại đối với việc hoàn thiện phẩm chất, năng lực, nhân cách của mỗi cá nhân tồn tại trong nó.

Để hòa nhập trong môi trường công sở

Để không trở nên đơn độc trong môi trường công sở, mỗi thành viên nên có sự gắn kết, hòa đồng với các thành viên còn lại, không ganh ghét, đố kỵ hoặc có xu hướng lợi ích nhóm. Mỗi cá nhân cần có đạo đức tốt, lòng trắc ẩn, tôn trọng người khác và giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Có như vậy mới có thể hình thành và xây dựng thành công văn hóa công sở

Để hòa nhịp được với văn hóa công sở, cá nhân cũng cần phải có kiến thức tốt và đặc biệt là có sự tự tin vào bản thân, hoàn thành tốt các công việc được giao theo sự phân công và đúng với trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó mỗi người cần có sự bản lĩnh, kiên định để không hùa theo cái xấu đang tồn tại, cần lên tiếng mạnh mẽ để loại bỏ những tiêu cực, làm trong sạch môi trường công sở mà bản thân là một thành viên. Điều này sẽ góp phần bảo đảm lợi ích của bản thân và mọi người xung quanh, thể hiện được tiếng nói của mình trong tập thể

Gửi CV có ngay việc làm