Những điều cần lưu ý khi đi xin việc chuyên viên chăm sóc khách hàng

Xin việc chuyên viên chăm sóc khách hàng không phải là đơn giản như bạn nghĩ? Có rất nhiều điều bạn cần phải biết trước khi đi xin việc.

 Ví dụ như chuyên viên chăm sóc khách hàng phải là người trực tiếp liên hệ với khách hàng để hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc mà khách hàng đang có về những vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay về công ty bạn đang làm việc.

 Hơn thế nữa, chuyên viên chăm sóc khách hàng còn phải là người lưu trữ thông tin phản hồi từ khách hàng để báo cáo lại với các bộ phận liên quan nhằm có phản ứng kịp thời với mọi vấn đề nhăm giải đáp mang lại sự thoải mái cho khách hàng cũng như giúp công ty có thêm khách hàng mới.

Điều bạn nên lưu ý khi đi xin việc chuyên viên chăm sóc khách hàng

 Để đi xin việc chăm sóc khách hàng, bạn cần trang bị cho mình không chỉ kỹ năng mà còn nhiều vấn để xung quanh khác, dưới đây làm số điều mà bạn cần lưu ý chung khi đi xin việc.

 Bạn luôn phải là người đến sớm, đây là thể hiện sự nghiêm túc và thái độ chuyên nghiệp của bạn trong công việc. Trang phục ăn mặc của bạn cũng luôn phải lịch sự gọn gàng, nếu là nữ thì bạn đừng nên trang điểm quá đậm hay ăn mặc lòe loẹt.

 Điều quan trọng hơn nữa, là ở mỗi nhân viên chăm sóc khách hàng luôn có chính là sự niềm nở và gần gũi, vì vậy nếu bạn đi phỏng vấn cho công việc này, hãy thể hiện nó ra bên ngoài bằng các nở nụ cười, luôn nhìn vào mắt đối phương khi trò chuyện và đừng quên thể hiện sự tự tin.

 Khi được nhà tuyển dụng hỏi, bạn hãy cung cấp cho họ nội dung đầy đủ về cá nhân, kinh nghiệm làm việc hay các vấn đề liên quan khác, và nếu bạn có thắc mắc thì hãy hỏi những câu hỏi liên quan đến công việc, đừng hỏi những thứ ngoài lề.

 Để thể hiện sự tin tế hơn, bạn có thể mang theo một cuốn sổ tay và ghi chép những thứ quan trọng vào đó, nó sẽ là điểm nhấn cho nhà tuyển dụng.

 Khi nhà tuyển dụng nói chuyện, bạn hãy thể hiện mình là nhân viên chăm sóc khách hàng ưu tú bằng việc lắng nghe chăm chú, kỹ càng và luôn nhiệt tình, hứng thú với mọi chủ đề mà nhà tuyển dụng nói ra.

 Cuối cùng là đừng quên nói đế một vài kinh nghiệm cá nhân mà bạn nghĩ nó thực sự ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Những điều trên là những điều bạn nên làm, vậy còn những điều không nên thì sao, mời bạn đọc tiếp phần tiếp theo.

Nhân viên chăm sóc khách hàng không nên làm những điều gì khi đi xin việc.

 Ngược lại với những điều nên làm, đương nhiên đầu tiên bạn không nên làm là đừng đến trễ, đây là một điều tối kỵ khiến nhà tuyển dụng khó chịu và có thể để lại ấn tượng xấu.

 Bạn cũng đừng đưa mắt nhìn những thứ xung quanh như đồng hồ, cửa sổ hay những thứ đại loại như vậy quá lâu, điều này cho thấy bạn đang không tập trung, hơn nữa khi vừa gặp nhà tuyển dụng thì bạn đừng nên đưa tay ra chủ đông bắt tay.

 Bạn chỉ bắt tay với nhà tuyển dụng khi họ có ý và hãy nhớ bắt tay nhẹ nhàng, đừng dùng lực quá mạnh.

 Nếu nhà tuyển dụng hỏi về việc bạn đã có công việc nào khác hay có công ty nào đang tuyển dụng bạn chưa, đừng bao giờ nói đây là công ty đầu tiên hay công ty duy nhất bạn đi phỏng vấn.

 Hãy tự tin nói ra rằng bạn đã đi phỏng vấn ở một vài công ty hay còn một vài công ty đang đợi bạn, nó sẽ mở ra nhiều điều hay ho và vui vẻ cho cuộc trao đổi của cả đôi bên.

 Đương nhiên, ngoài những điều này, bạn nên biết khiêm tốn về năng lực của mình, hãy là một tảng băng trôi, nói ra những phần quan trọng và cần thiết. Còn lại hãy để chìm nó và cho nhà tuyển dụng khám phá.

 Khi được hỏi về công ty cũ, bạn đừng bao giờ nói xấu, đây là điều tối kỵ mà bất kỳ cuộc phỏng vấn nào đều phải tránh kể cả bạn đang phỏng vấn ở vị trí nào.

 Còn về vấn đề lương hay năng lực, bạn nên đề cập đến lương, điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng không nghi ngờ về năng lực của bạn. Nếu bạn chấp nhận ngay với một mức lương thấp sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ ngợi về năng lực.

 Hơn nữa, việc thảo luận về lương cũng cho phép bạn thử nhà tuyển dụng, bởi vì nếu bạn làm việc ở một công ty mà có nhà tuyển dụng với mức lương mập mờ thì ắt hẳn công ty đó đang có vấn đề với nhân viên của mình, bạn nên cân nhắc.

 Bạn cũng không nên nói quá nhiều về tiểu sử của bản thân, hãy kiệm lợi nhất có thể.

 Trên đây là những điều mà Việc Làm Nha Trang https://nhatrangjob.vn chúng tôi gửi đến bạn, chúc bạn sớm tìm được công việc chuyên viên chăm sóc khách hàng phù hợp cho mình.

Gửi CV có ngay việc làm