Mẹo hóa giải 10 nguyên nhân khiến nhân viên không tôn trọng Sếp
Không nhà lãnh đạo nào là hoàn hảo, mỗi người có một điểm yếu riêng và rất khó để không bộc lộ chúng ra ngoài khi bạn làm việc trong một môi trường cần tương tác nhiều.
Và cũng vì đó mà xuất hiện nhiều lý do, biểu hiện khiến sếp cảm thấy nhân viên không tôn trọng sếp. Chúng tôi xin gửi đến bạn 10 ví dụ điển hình cho thấy dấu hiệu và cách để khắc phục nhược điểm và trở thành một nhà lãnh đạo hoàn hảo trong mắt nhân viên.
Trở thành một lãnh đạo tài giỏi không phải là dễ dàng. Nắm giữ chức vụ cao đồng nghĩa với quyền hành cao, đó là một điều hấp dẫn nhưng cũng là áp lực và trách nhiệm to lớn với đội ngủ đi theo. Đó là lí do mà người lãnh đạo không phải lúc nào cũng dễ làm. Đôi khi, bạn không thể tránh được việc làm mất lòng tin hay mất lòng cấp dưới. Nếu bạn gặp phải trường hợp nhân viên không tôn trọng sếp, thì có thể bạn đã lâm vào một trong số các trường hợp dưới đây.
1. Bạn không tạo điều kiện cho nhân viên phát triển thế mạnh của họ
Nhà lãnh đạo không nhất thiết phải giỏi ở một lĩnh vực nào đó mà chỉ cần bạn kết nối và tạo điều kiện cho những nhân viên giỏi phát huy năng lực của họ, nhất là những người nhanh nhạy và thông minh. Bạn nên tuyển những người tiềm năng vào công ty qua chọn lọc và tạo điều kiện để họ phát huy tối đa năng lực của bản thân.
Việc giao đúng nhiệm vụ cho nhân viên có tiềm lực là vô cùng quan trọng. Bạn sẽ trở thành lãnh đạo tuyệt vời khi giao công việc cho đúng người, nó giúp bạn giải quyết một khối lượng lớn công việc và các vấn đề thay vì ôm đồm hết vào người.
Nói cách khác, bạn hãy học cách giao việc và làm ít đi, thay vào đó học cách làm lãnh đạo. Bạn hãy thuê những nhân viên đầy đủ tố chất và điều kiện để lo liệu một vùng trong “sân chơi” của mình thay vì để bản thân kẹt cứng trong đống công việc.
2. Bạn tránh né mọi mâu thuẫn trong công ty
Lãnh đạo giỏi là người không ngần ngại mang các vấn đề ra tranh luận giữa tập thể nếu bạn nghĩ tạo ra hình ảnh sếp dễ tính sẽ khiến nhân viên gần gũi hơn thì bạn đã lầm to khi kết quả sẽ ngược lại với những gì bạn mong muốn.
Khi tránh né mâu thuẫn, bạn sẽ khiến nhân viên thấy mình là một nhà lãnh đạo thiếu tự tin và kinh nghiệm cũng như không có chính kiến riêng. Một nhà lãnh đạo giỏi là không tránh né vấn đề và luôn tự tin trước mọi cuộc tranh luận, sẵn sàng nêu ra lỗi, khuyết điểm hay những vấn đề khác của nhân viên hay của chính bản thân trước tập thể.
3. Bạn không trân trọng nhân viên hoặc không thể hiện được điều đó
Khi nhân viên cảm thấy mình được trân trọng, họ sẽ cố gắng và nỗ lực hơn vì tập thể, nhân viên là người cùng bạn xây dựng và phát triển công ty, vì vậy hãy thể hiện rõ ràng rằng bạn luôn trân trọng những cố gắng đóng góp cho công ty của nhân viên. Có nhiều cách như những phần thưởng xứng đáng hoặc lời khen khích lệ, để chứng tỏ cho nhân viên thấy họ là một phần quan trọng không thể thiếu trong đội ngũ công ty.
4. Một nhà lãnh đạo không đáng tin
Bạn luôn đặt ra nhiều luật lệ và yêu cầu như đi làm đúng giờ, hoàn thành nhiệm vụ hay những luật lệ khác. Thế nhưng liệu bạn có chắc rằng mình là một người gương mẫu để nhân viên noi theo?
Tương tự, nhân viên sẽ rất để ý tới những vấn đề khi bạn nói ra thì bạn có thực hiện hay không. Khi bạn đặt ra một Deadline, đừng viện cớ gì để trì hoãn nó. Nếu bạn không hoàn thành, hãy thẳng thắn nhận lỗi và khác phục ngay, như chính những gì bạn làm với nhân viên.
5. Nhân viên không được tôn trọng
Tôn trọng nhân viên chính là bạn đang tôn trọng chính bạn, bạn không thể nhận được sự tôn trọng của một người khi bạn không tôn trọng người đó.
Quát nạt nhân viên trước tập thể không phải là không nên, nhưng bạn nên chú ý đến ngôn ngữ và hành động của mình lúc đó, bởi nó có thể là con dao hai lưỡi. Bác bỏ những thành tựu hay không lắng nghe ý kiến từ cấp dưới chính là dấu hiệu cho thấy bạn không tôn trọng nhân viên của mình.
Nếu bạn không tôn trọng họ, họ sẽ có xu hướng không tôn trọng bạn, hãy tôn trọng nhân viên vì đó là điều tối thiểu cho ứng xử và cũng là một phần quan trọng giúp bạn lấy được lòng tin của nhân viên.
6. Thường xuyên đổ lỗi cho cấp dưới
Một lãnh đạo tốt thường sẽ nhận lỗi nhiều hơn và ít đề cao, nhận phần về mình hơn khi ghi danh khen thưởng. Ngoài ra, việc chỉ trích nhân viên khi bạn chưa xem xét lại cách chỉ dẫn, cách làm việc, vv… thì bạn sẽ khiến nhân viên hoài nghi về khả năng lãnh đạo của bạn.
Hãy chứng tỏ sự công bằng khi xảy ra một vấn đề gì đó cần chịu trách nhiệm. Điều đó có nghĩa là bạn đừng tỏ ra mình là người ngoài cuộc trong một thất bại nào đó, hãy nhận mình là một phần nguyên nhân của sai lầm.
7. Bạn không để ý đến đời sống cá nhân của nhân viên
Một lãnh đạo giỏi không cần tìm hiểu cặn kẽ từng đường tơ kẽ tóc đời sống của nhân viên. Nhưng quan tâm khác với tìm hiểu để biết những gì bạn biết về đời sống riêng tư của nhân viên.
Hãy quan tâm một vài vấn đề riêng tư về cuộc sống của nhân viên, chẳng hạn đau ốm, gặp khó khăn, vv…. Hãy thử bày tỏ quan điểm cá nhân, chia sẽ kinh nghiệm nếu bạn gặp trường hợp đó, điều này sẽ cải thiện và tăng lòng tin của nhân viên đối với lãnh đạo.
8. Bạn không tự nhận thức được chính mình
Là một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải nhận thức rõ ràng về năng lực và trách nhiệm mà mình có. Thay vì cho rằng mình giỏi ở mọi mặt, thì hãy nhìn vào thực tế điểm mạnh và yếu của bản thân mình.
Từ đó, bạn có thể biết điểm yếu còn thiếu và tuyển dụng những cá nhân có thể lấp vào chỗ trống của bạn, và tin tưởng giao cho họ nhiệm vụ hỗ trợ bạn.
Cách này không những đem lại lòng tin cho nhân viên mà còn mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả kinh doan cho công ty. Những nhà lãnh đạo nắm bắt được điểm yếu của mình thường sẽ điều hành công ty tốt hơn và họ dễ dàng nắm bắt được những ý kiến tuyệt vời từ những nhân viên tiềm năng giúp hoàn thiện công ty cũng như cách thức lãnh đạo của mình hơn.
9. Bạn không giỏi giao tiếp
Một nhà lãnh đạo luôn cần khả năng giao tiếp giỏi, chẳng hạn trong một cuộc trao đổi về công việc, nếu bạn không giao tiếp giỏi thì bạn không cách gì có thể truyền tải hết được ý của mình cho nhân viên để họ có thể nắm bắt rõ ràng và chính xác nhất mong muốn của bạn.
Ngoài ra, giao tiếp kém sẽ ảnh hưởng đến sự kết nối giữa lãnh đạo và nhân viên, vì vậy bạn nên cải thiện ỹ năng giao tiếp của mình.
10. Bạn quá cầu toàn
Bạn hãy nhớ rằng không ai là hoàn hảo, vò vậy không thể yêu cầu nhân viên của mình làm mọi thứ một cách trọn vẹn không tì vết. Khi bạn liên tục đào móc những chi tiết về những vấn đề không nên, thì bạn sẽ khiến nhân viên cảm thấy nhân viên mình có tầm nhìn hạn hẹp và điều đó sẽ dẫn đến kết quả là họ muốn chấm dứt làm việc ở công ty.
Trở thành lãnh đạo tốt tạo ra niền tin vững chắc cho nhân viên, từ đó kết nối và tạo thành một khối thống nhất đoàn kết trong công ty, đây là điều kiện tuyệt vời để bất kỳ công ty nào có những đà phát triển tăng vọt về mọi mặt.