Làm thế nào để quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả.
Vì sao quán lý tài chính đóng vai trò quyết định cho sự thành bại của một doanh nghiệp. Đâu là những điều mà doanh nghiệp cần chú ý để đảm bảo nguồn tài chính duy trì ổn định cho hoạt động kinh doanh. Theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về hoạt động và nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp
Mục Lục
Khái quát về quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính – môn nghệ thuật của chủ doanh nghiệp
Quản trị tài chính được xem là một môn nghệ thuật làm tiêu tốn nhiều chất xám của các CEO. Vậy quản trị tài chính được định nghĩa như thế nào. Quản lý (quản trị) tài chính (dòng tiền) được định nghĩa là: việc quản lý các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.Nói cách khác, quản trị tài chính giúp tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp từ việc quản lý có hiệu quả nguồn vốn doanh nghiệp.
Quản trị tài chính được xem là một mắt xích vô cùng quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, có sự gắn kết chặt chẽ với các hoạt động khác. Một quyết định tài chính không được cân nhắc, tính toán kỹ sẽ gây nên những tổn thất và hậu quả nặng nề,có thể quyết định đến tính sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp quản trị tài chính tốt, sẽ khắc phục được những khiếm khuyết trong các hoạt động khác.
Trên thực tiễn, quản trị tài chính là tư duy lựa chọn để đưa ra một quyết định tài chính trong những thời điểm then chốt. Dựa vào những quyết định này, doanh nghiệp có thể chủ động trong các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tăng giá trị thương hiệu và giá trị cạnh tranh trên thị trường
Vai trò của quản trị tài chính
Đảm bảo đầy đủ và kịp thời nguồn vốn doanh nghiệp
Quản trị tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Trong quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp, nhu cầu nảy sinh các dòng vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh cũng như các quyết định đầu tư thường xuyên xảy ra. Chính trong những thời khắc này, vai trò của tài chính doanh nghiệp rất quan trọng, khi đó là nơi xác định đúng đắn các như cầu về vốn của doanh nghiệp và đáp ứng kịp thời của nhu cầu vốn hoạt động. Từ các hoạt động về quản trị tài chính sẽ giúp doạnh nghiệp chủ động hơn trong việc lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn từ nội tại công ty hay từ nguồn đầu tư ngoài để đảm bảo sự hoạt động liên tục và chi phí huy động vốn ở mức thấp nhất cho doanh nghiệp
Tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng vốn
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Quản trị tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời cùng với mức độ rủi ro của dự án, từ đó có thể chọn ra được dự án phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Huy động và sử dụng tốt các nguồn vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm chặt được các cơ hội kinh doanh cũng như giảm bớt và tránh được các thiệt hại về vốn có thể xảy ra, giảm được nhu cầu vay vốn, giảm các khoản tiền lãi, giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp của mình
Hình thành các nguồn quỹ doanh nghiệp, bên cạnh các hình thức thưởng phạt vật chất hợp lý sẽ thúc đẩy được nguồn nhân sự doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn, nâng cao được năng suất làm việc, mang đến hiệu quả cao hơn trong các hoạt động kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng tiền vốn
Kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động và sản xuất của doanh nghiệp
Thông qua tình hình tài chính và các quyết định chi tiêu, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình và kiểm soát các mặt hoạt động hiện tại. Qua đó có thể kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và biến đổi của thị trường
Các phương pháp quản lý tài chính hiệu quả
Nắm rõ tình hình tài chính
Người quản lý tài chính cần nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Mỗi doanh nghiệp cần dựa vào các báo cáo tài chính của mình, tiến hành phân tích, đánh giá chính xác và tổng quan qua các số liệu và tình hình hoạt động. Mỗi quyết định đầu tư bên cạnh kỳ vọng về lợi nhuận còn ẩn chứa rủi ro. Do đó, các nhà quản lý cần nắm rõ tình hình tài chính để quyết định nên hay không tham gia vào các quyết định đầu tư và dựa vào tình hình thực tế để kiểm soát rủi ro, đảm bảo lợi nhuận thu về cho doanh nghiệp mình là cao nhất
Có cơ chế quản lý tài chính
Chú trọng đến xây dựng cơ chế quản lý tài chính, đặc biệt nguồn vốn của doanh nghiệp được xem là việc làm quan trọng nhất trong công tác quản lý của các chủ doanh nghiệp. Cơ chế quản lý đảm bảo tính an toàn cho doanh nghiệp, từ đó quyết định đến sự phát triển của các hoạt động kinh doanh, nuôi sống doanh nghiệp. Vì thế, cần điều chỉnh các hoạt động thu chi để cắt giảm chi phí đầu vào, xây dựng cơ cấu hợp lý, đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động kinh doanh sản xuất, kiểm soát được bội chi, lạm phát, cân bằng giữa vốn và doanh thu
Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính
Xây dựng và hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có năng lực, có tầm nhìn, có chuyên môn vững vàng là điều tiên quyết mà mỗi doanh nghiệp cần chú trọng và đẩy nhanh tiến trình để đáp ứng các yêu cầu của hoạt động kinh doanh
Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp cần nên có
6 lưu ý doanh nghiệp nên áp dụng trong quản lý tài chính
- Tìm hiểu về các nguyên tắc của hoạt động kế toán
- Tham khảo và trao đổi ý kiến với các nhà hoạt động kế toán thành thạo theo loại hình doanh nghiệp mình hoạt động
- Thiết lập các chính sách kiểm soát nội bộ
- Đối chiếu các số liệu với báo cáo của ngân hàng
- Tạo tài khoản kinh doanh riêng biệt với tài khoản cá nhân chủ doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính hàng tháng, cập nhật và duy trì báo cáo dòng tiền doanh nghiệp
6 lưu ý nên tránh trong quản lý tài chính
- Ủy thác việc ký kết các giấy tờ, hóa đơn cho một đối tượng khác
- Không tách bạch giữa tài sản cá nhân và tài sản công ty
- Tiến hành các vấn đề quan trọng trong hoạt động mua bán qua thỏa thuận miệng
- Đặt niềm tin vào khả năng dự báo dòng tiền của người khác
- Dựa vào các mối quan hệ cá nhân để thực hiện các hoạt động tiền tệ
- Cứng nhắc về dự toán chi phí và lạc quan trong dự báo doanh số